BOM là gì? Các lợi ích và thành phần của BOM
BOM là gì?
BOM là viết tắt của Bill of Material hay còn gọi là Định mức nguyên vật liệu (BOM). BOM bao gồm một danh sách đầy đủ các nguyên liệu, thành phần, linh kiện và hướng dẫn cần thiết để tạo ra, sản xuất hoặc sửa chữa một sản phẩm/ dịch vụ.
Các loại BOM
Manufacturing Bill of Material (mBOM)
mBOM hay còn gọi là BOM sản xuất bao gồm các hạng mục, bộ phận, nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Một mBOM cũng bao gồm thông tin về các phần cần xử lý và giải thích các thành phần khác nhau trong một sản phẩm liên quan như thế nào trước khi đi vào sản xuất, lắp ráp.
Thông tin BOM sản xuất được chia sẻ với tất cả các hệ thống quản lý kinh doanh tích hợp liên quan như phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và lập kế hoạch nguyên vật liệu (MRP)
Engineering Bill of materials (eBOM)
eBOM hay còn gọi là BOM kỹ thuật do bộ phận kỹ thuật. BOM kỹ thuật thể hiện cấu trúc, thành phần cấu tạo nên sản phẩm thường được vẽ Thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD) hoặc Tự động hóa thiết kế điện tử (EDA).
Cấu trúc của BOM
BOM Đơn cấp (Single-level bill of materials)
Là tài liệu đơn giản với một bộ phận lắp ráp hay một cụm lắp ráp duy nhất với số lượng thành phần tương ứng lắp ráp một sản phẩm. BOM này dễ dàng tạo ra đối với các sản phẩm đơn giản. Tuy nhiên không thích hợp với các sản phẩm có cấu trúc phức tạp vì mối liên hệ thành phần chính, thành phần con khi sản xuất, lắp ráp.
BOM Đa cấp (Multilevel bill of materials)
BOM đa cấp được sử dụng cho các sản phẩm phức tạp hơn. Trong BOM đa cấp, các nguyên vật liệu cần thiết đều thể hiện đầy đủ. Cấu trúc sản phẩm hiển thị mối liên hệ nhiều thành phần chính, thành phần con cấu thành nên sản phẩm.
Những lợi ích khi sử dụng BOM
BOM chứa thông tin thành phần, hướng dẫn chi tiết của sản phẩm giúp cho quy trình sản xuất trở nên chính xác và hiệu quả hơn.
Khi BOM được xác định rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất:
- Theo dõi và lập kế hoạch mua nguyên vật liệu;
- Ước tính chi phí nguyên vật liệu;
- Quản lý tồn kho;
- Giảm thiểu lãng phí;
- Xác định nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm;
- Thay thế các linh kiện bị lỗi nhanh chóng;
- Cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng;
Các thành phần của BOM
- Cấp độ: BOM có nhiều cấp độ và mỗi BOM thường chứa nhiều cấp độ khác nhua. Số cấp BOM cho biết mỗi BOM phù hợp ở đâu hệ thống phân cấp BOM.
- Tên thành phần: Tên thành phần giúp nhà sản xuất xác định thành phần và thông tin về chúng.
- Số thành phần: Số thành phần là dãy số được viết tắt để tham chiếu và xác định các bộ phận.
- Tên nhà sản xuất: Liệt kê tên nhà sản xuất giúp xác định một thành phần.
Giai đoạn thành phần: Cho biết giai đoạn của từng thành phần trong vòng đời sản phẩm. - Các thành phần thay thế. Cho biết liệu một thành phần có thể được hoán đổi cho một thành phần khác nếu phần gốc không có sẵn.
- Phân tích mức độ ưu tiên: Xác định những bộ phận nào là quan trọng và giúp người dùng ưu tiên mua hàng.
- Mô tả: Cung cấp thông tin chi tiết của từng thành phần. Ví dụ như có thể giúp người đọc phân biệt giữa các đặc điểm bằng màu sắc và kích thước.
- Số lượng: Số lượng thành phần được sử dụng để sản xuất một đơn vị thành phẩm.
- Ghi chú của BOM – Ghi chú của BOM cung cấp thông tin liên quan khác liên quan đến sản phẩm.
Tính năng Định mức Nguyên vật liệu (BOM) của phần mềm quản lý sản xuất OneMRP
Tính năng Bill of Materials (BOM) được thiết kế giúp doanh nghiệp của bạn toàn quyền kiểm soát cấu trúc sản phẩm bằng cách đảm bảo rằng kỹ thuật, sản xuất, mua hàng và xử lý đơn đặt hàng đang sử dụng cùng một thông tin.
Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về Bill Of Materials – Định mức nguyên vật liệu. Nếu có những băn khoăn hay mong muốn được hỗ trợ triển khai BOM, doanh nghiệp hãy liên hệ với các chuyên gia với kinh nghiệm tư vấn triển khai giải pháp ERP của OneMRP.